0987 866 398

NGÂN HÀNG “THỪA TIỀN”, KHÔNG ĐỂ CHẢY VÀO KINH TẾ LÀ SỰ LÃNG PHÍ PHÁT TRIỂN

Đau đầu vì không vay được do cạn “room” không chỉ là câu chuyện riêng của doanh nghiệp bất động sản, mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Vấn đề này cũng đã từng được đại biểu đưa ra chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đã thẳng thắn chất vấn về tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại. Theo ông An, nhiều phản ánh về cạn “room” tín dụng, cả ngân hàng cả lớn và nhỏ đều đề xuất với NHNN là cần nới thêm hạn mức để góp phần hỗ trợ tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh cả nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.
Về nguyên tắc, trong quản lý điều hành, Nhà nước phải chấp nhận cái khó, tập trung cao khả năng quản trị của mình, giành thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Cái gì tốt cho người dân, doanh nghiệp thì cần phải tạo điều kiện tối đa.
Tất nhiên, các doanh nghiệp khỏe có vốn tự có hoặc huy động được bằng cách kênh trái phiếu là rất tốt. Nhưng tín dụng là nguồn vốn rất quan trọng, phổ biến, là mạch máu, năng lượng của nền kinh tế, vai trò rất quan trọng. Do vậy, điều hành phải hướng tới mục tiêu giải quyết nhu cầu thực tế, đáp ứng được thị trường, khơi thông nền kinh tế.
Không nới được room, không để tiền chảy vào nền kinh tế là một sự lãng phí về nguồn lực. Lãng phí sự phát triển. Mỗi bên có cái lý của mình, nhưng hãy lắng nghe thực tiễn. Không thể điều hành dựa trên những nỗi sợ không rõ ràng.
Không thể cứ bất động sản là siết tất được. Mọi thứ đánh giá phải có số liệu, dựa trên số liệu để bơm nguồn tiền vào thị trường một cách hợp lý. Hiện nay bất động sản nhà ở đang khan hiếm, số liệu từ cơ quan quản lý Nhà nước về bất động sản là Bộ Xây dựng cho thấy điều đó.
Nhấn mạnh lại, câu chuyện này nói chung phải tính toán, rà soát lại kỹ. Đó là nghiệp vụ của ngân hàng, điều quan trọng nhất là tiền cho vay đúng nơi, đúng chỗ, hiệu quả, thu lại vốn, lại lời là được.
Theo Dân trí
Rate this post
.
.
.
.